1. Tấm Thạch Cao có trọng lượng nhẹ
So với tường gạch truyền thống, tường thạch cao có trọng lượng thấp hơn đến 7-10 lần, không những làm giảm tổng tải trọng công trình, hạn chế sức nặng lên nền móng mà còn làm giảm chi phí cho phần nền móng của công trình. Vì vậy, tấm thạch cao được thợ thi công thường gọi là tấm tường bê tông nhẹ.
2. Thi công dễ dàng
Trần hay tường thạch cao được cấu thành từ những tấm thạch cao. Vì thế, sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, thợ thi công có thể tiến hành lắp các tấm này vào khung xương. Mỗi tấm thạch cao có kích thước trung bình khoảng 1220×2440 mm, lớn hơn rất nhiều so với 1 viên gạch, cho nên thời gian để hoàn thành 1 khoảng diện tích tường hay trần được tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc dùng gạch nung truyền thống.
Bên cạnh đó, khi chủ nhà muốn sửa chữa hay thay đổi cấu trúc phòng cũng dễ dàng hơn và không cần phải đập đi tường gạch nặng nề.
3. Tích hợp khả năng cách âm – chống nóng – chống cháy – chống ẩm
Dù là xu hướng xây dựng căn hộ nhà chung cư hay nhà phố thì khả năng cách âm là một trong những yếu tố được quan tâm để đảm bảo sự yêu tĩnh và riêng tư. Tường thạch cao Gypwall QUEIT DW6 được làm từ tấm thạch cao có thể đạt hiệu quả cách âm lên đến 58dB, tốt hơn 2-3 lần so với tường gạch truyền thống chỉ ở mức 20-30dB.
Tường thạch cao với lớp bông thủy tinh có giấy bạc có thể làm giảm nhiệt độ lên đến 8 độ C, làm giảm nhiệt năng hao phí của các thiết bị làm mát, từ đó giúp tiết kiệm chi phí điện hàng tháng.
Tường thạch cao Gypwall QUIET có khả năng chống cháy lên đến 2 giờ, làm giảm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra cháy.
Với những không gian có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp, phòng giặt,… thì tấm thạch cao chịu ẩm, kết hợp cùng keo chống thấm Weber sẽ là giải pháp hoàn hảo để hạn chế những hư hỏng do hơi ẩm gây nên.
4. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Với đặc tính dễ dàng cắt xén, uốn cong, tạo khối, từ đó dễ dàng tạo ra những kiểu dáng đa dạng phù hợp với gu thẩm mỹ của mỗi người. Bên cạnh đó, bề mặt nhẵn của tấm thạch cao tạo nên sự dễ dàng trong việc sơn phết, vẽ hình hay dùng giấy dán tường.
5. Lắp đặt đa dạng các loại trần Thạch Cao
Với vật liệu là tấm thạch cao Gyproc và hệ khung xương Thạch cao Hà Nội chúng ta có thể lắp đặt hệ trần thạch cao chìm hoặc trần nổi, đa dạng nhiều kiểu dáng thiết kế, đáp ứng mọi nhu cầu của chủ căn hộ.
Trần chìm
Trần chìm có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Trần chìm được cấu tạo bởi hệ khung xương bên trên và tấm phủ bên dưới, tấm được liên kết với khung xương bằng vit và được sơn bả phủ bề mặt. Trần chìm có ưu điểm là tính đa dạng trong thiết kế, kiểu dang, đa dạng trong tính năng sử dụng, đa dạng với không gian sử dụng… và thẩm mỹ cao nhờ được sơn bả hoàn thiện bề mặt.
Trần nổi hay còn gọi là trần thả, trần chia ô, trần khung nổi..v..v.. được tạo nên bởi hệ khung xương có mặt cắt hình chữ T lộn ngược và các tấm thạch cao phủ nhựa PVC trắng, kích thước 60x60cm hoặc 16cmx120cm. Trần nổi được lắp đặt, vận chuyển tương đối cơ động nhờ các cấu kiện đều có kích thước nhỏ. Sản phẩm trần nổi khi hoàn thiện thường có những về khung tôn được chia ô đều đặn và không phải sơn bả.
6. Giá cả hợp lý
Trần thạch cao là một giải pháp tiết kiệm cho mọi công trình. Thông thường, phòng khách nhà phố sử dụng góp giải pháp tiết kiệm do Thạch cao Hà Nội cung cấp gồm khung xương VTC- TIKA và tấm thạch cao tiêu chuẩn 9mm chỉ có giá giao động từ 135.000đ – 150.000đ/m2. Đây là giải pháp cho việc giảm ngân sách thi công phần cứng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình để dành ngân sách đầu tư cho phần nội thất được chỉnh chu hơn.